Đối phó với việc bị mất tập trung vào công việc khi làm việc tại nhà

 

Trong thế giới kinh doanh ngày nay, không có gì là không bình thường khi nhiều người bán hàng làm việc tại nhà. Ban đầu đây có vẻ dường như là một cơ hội tuyệt vời, tuy nhiên, nó lại tạo nên một số thách thức đặc biệt. Một trong những trở ngại lớn nhất là số lượng các lần bị xao nhãng làm cho chúng ta không tập trung vào công việc và cản trở chúng ta đạt được mục tiêu của mình.

Khi bạn làm việc tại nhà, bạn rất dễ bị phân tán không tập trung vào công việc, đặc biệt nếu đó là công việc mà bạn không yêu thích như thăm dò khách hàng hoặc những cuộc gọi điện thọai chán ngắt. Tưới cây, chạy việc lặt vặt hoặc thậm chí giặt giũ quần áo có thể là một sự thay đổi thú vị so với công việc bán hàng cực nhọc hàng ngày. Và, nếu như bạn có con nhỏ, số lượng các lần bị xao nhãng không tập trung vào công việc tăng lên một cách đáng kể.

Tôi cũng làm việc tại nhà và đã phải đối phó với thách thức này. Sau đây là một vài ý kiến có thể giúp bạn giải quyết việc bị xao nhãng này và cải thiện hiệu quả công việc của bạn.

 

Có phòng làm việc: khi tôi lần đầu bắt đầu làm việc tại nhà cách đây mười năm, tôi thường làm việc tại bàn trong phòng ăn. Đáng tiếc là việc này đã lôi tôi vào vô số những công việc nhà. Vợ tôi thường mở tivi và ngay lập tức tôi thường bị phân tán sự chú ý vào công việc. Những lần khác thì vợ tôi nói chuyện hay hỏi tôi một câu gì đó đơn giản chỉ vì chúng tôi ở chung trong một phòng. Kết quả là tôi rất khó khăn tập trung vào công việc của mình. Bây giờ tôi đã có một phòng làm việc riêng và thực hiện phần lớn các công việc của mình ở đó. Nếu bạn không có chỗ để làm một phòng làm việc riêng, hãy tìm chỗ nào đó trong nhà mà có ít tiếng ồn nhất và ít khả năng bị làm mất tập trung nhất.

 

Bố trí giờ “làm việc” cu thể: Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn có con nhỏ. Có thể rất khó khăn để con bạn hiểu rằng chúng không được làm phiền khi chúng ta đang làm việc. Nếu bạn có phòng làm việc, hãy đóng cửa lại và đặt bảng thông báo yêu cầu không được làm phiền tại cửa. Điều này vô cùng quan trọng nếu bạn đang điện thọai cho khách hàng vì nó ngăn ngừa những người trong gia đình vô ý vào phòng làm phiền khi bạn đang có một cuộc điện thọai quan trọng.

 

Lên danh sách những việc “phải làm” hàng ngày. Việc lên danh sách những việc bạn cần hòan thành mỗi ngày giúp bạn giữ tập trung; nếu không sẽ rất dễ dàng bị lôi cuốn vào làm những việc khác trong nhà. Nếu bạn biết bạn cần hoàn thành một số công việc nào đó vào cuối ngày, thì điều đó sẽ ngăn chặn bạn khỏi mất tập trung trong suốt ngày. Một trong những thách thức của việc này là công việc nhà hay chạy việc vặt thì làm cho bạn thích thú hơn so với công việc mà chúng ta phải hòan thành. Tuy nhiên, tôi thường thấy rằng một khi tôi để hết tâm trí vào công việc của mình, mong muốn làm việc khác sẽ mất dần đi.

 

Định thời hạn cuối cùng phải hòan thành cho những kế họach mà bạn đang thực hiện: Mặc dù tôi không có bất kỳ ai bắt tôi phải chịu trách nhiệm về những thời hạn cuối cùng này, tôi thấy rằng phương pháp này có thể giúp tôi theo dõi các kế họach mà tôi đang thực hiện. Bạn cũng có thể chia sẻ những thời hạn cuối cùng này với người khác để giúp bạn tập trung vào công việc đặc biệt nếu như kiểu phải chịu trách nhiệm về thời hạn cuối cùng phải hoàn thành công việc này có hiệu quả đối với bạn.

 

Thỉnh thoảng hãy cho phép mình nghỉ ngơi:  đôi khi cũng tốt khi cho phép mình không tập trung vào công việc. Miễn là đây  không phải là chuyện xảy ra thường xuyên thì bạn không phải lo lắng quá nhiều về điều đó. Tuy nhiên, nếu như thời gian nghỉ ngơi vượt quá thời gian làm việc, thì bạn cần xem xét lại những điều ưu tiên của mình.

 

Hãy chia sẻ những mục tiêu và những điều mà bạn không thích trong công việc với một nhóm các nhà tư vấn. Kiểu phải chịu trách nhiệm này rất có hiệu quả đối với nhiều người bởi vì họ biết họ sẽ phải báo cáo tiến độ thực hiện đối với các kế họach cụ thể.

 

Nhận thấy rằng những kết quả mà bạn đạt được là kết quả trực tiếp của những nỗ lực mà bạn dốc vào công việc. Khi lần đầu tôi bắt đầu hành nghề tư của mình, thật dễ dàng gạt công việc sang một bên để làm những việc lặt vặt trong nhà hay chạy việc vặt. Trong năm đầu tiên, tôi xem công việc như là một việc bán thời gian, làm việc trung bình 20-25 tiếng một tuần. Cuối năm khi  đánh giá kết quả, tôi nhận thấy rằng tôi không thể duy trì tình trạng làm việc như thế được nữa. Vì vậy tôi bắt đầu làm việc nhiều hơn. Và tôi đạt được kết quả tốt hơn. Cuối cùng thì tôi hiểu rằng tôi càng nỗ lực  hơn trong công việc, tôi càng đạt được nhiều kết quả tốt hơn xét về thu nhập và lợi nhuận mà tôi có được. Điều này làm cho tôi dễ dàng tránh được việc mất tập trung vào công việc hơn và tập trung nhiều hơn vào công việc của mình.

 

Cuối cùng, bạn có thể thử  một phương pháp mà tôi đã học từ Brian Tracy cách đây nhiều năm. Khi bạn thấy mình chần chừ, trì hõan một công việc hay kế hoạch đặc biệt nào đó, hãy lặp đi lặp lại ba từ sau đây “Làm nó ngay”. Đây có thể là một cách tuyệt vời để ngăn chặn bạn không bị những việc khác mà bạn thích làm hơn khiến bạn mất tập trung vào công việc của mình.

 

Việc mất tập trung vào công việc đôi khi có ý nghĩa tích cực. Nghỉ ngơi có thể làm cho tinh thần bạn thỏai mái hơn, bạn có cơ hội phục hồi sức khỏe để khỏe khoắn hơn và làm tăng …….  Tuy nhiên, điều quan trọng phải nhớ là bạn có trách nhiệm đối với chính bạn và công việc của bạn để hạn chế những lần mất tập trung vào công việc như thế này.

Leave A Comment...