Kiềm chế tài chính là khái niệm để chỉ luật và chính sách của chính phủ hoặc những biện pháp phi thị trường nhằm ngăn chặn các tổ chức trung gian tài chính của một kinh nền kinh tế vận hành tối đa năng lực. Các chính sách dùng trong việc kiềm chế tài chính bao gồm trần lãi suất, yêu cầu về tỷ lệ thanh khoản, nhu cầu dự trữ cao của các ngân hàng, kiểm soát vốn, ngăn chặn giới hạn việc gia nhập khu vực tài chính, trần tín dụng hoặc những biện pháp hạn chế phân phối tín dụng, quyền sở hữu hoặc chi phối nhà nước đối với các ngân hàng. Các nhà kinh tế học thường tranh luận rằng kiềm chế tài chính sẽ ngăn cản việc phân phối hiệu quả nguồn vốn và từ đó làm suy yếu sự phát triển kinh tế.
Lý thuyết cho rằng nền kinh tế với hệ thống tài chính hiệu quả sẽ phát triển và gặt hái nhiều thành công nhờ vào phân phối nguồn vốn hiệu quả. Tuy nhiên, có người đã phản bác lại điều này vì theo họ trong lịch sử từ trước đến nay, những quốc gia phát triển và đặc biệt những quốc gia đang phát triển đã ngăn chặn sự cạnh tranh trong các lĩnh vực tài chính với sự can thiệp và chính sách của chính phủ. Theo lí giải của các nhà khoa học này, một lĩnh vực tài chính bị kiềm chế sẽ gây cản trở với cả việc tiết kiệm và đầu tư vì tỷ lệ lãi suất sẽ thấp hơn với những gì có thể đạt được trong một thị trường cạnh tranh.
Với hệ thống như thế, những hình thức trung gian tài chính không thể hiện được hết chức năng của mình và sẽ thất bại trong việc chuyển hướng từ tiết kiệm vào đầu tư . Từ đó dẫn đến việc cản trở sự phát triển của toàn bộ hệ thống kinh tế.
Nguyên nhân và phân loại kiềm chế tài chính
Lý do chính để chính phủ thi hành chính sách kiềm chế tài chính là nhằm kiểm soát nguồn lực tài chính. Bằng cách kiểm soát trực tiếp lên toàn bộ hệ thống tài chính, chính phủ sẽ chủ động rót vốn mà không cần thông qua những thủ tục pháp lý đồng thời có thể tiết kiệm hơn so với việc tìm nguồn cung cấp từ thị trường. Cụ thể hơn, bằng cách giới hạn hành vi của những người gia nhập thị trường hiện tại và tiềm năng, chính phủ có thể tạo ra sự độc quyền hoặc những khoản captive rents cho các ngân hàng và đồng thời đánh thuế lên một số khoản rent này để hỗ trợ cho ngân sách của mình. Những ngân hàng đang sẽ cố gắng hợp tác với nhau để phá vỡ những chính sách tự do hóa đang tồn tại chừng nào mà họ còn được bảo đảm về vị trí độc quyền trong thị trường nội địa.
Những chính sách đặc thù cấu thành sự kiềm chế tài chính và được thúc đẩy bởi những nhu cầu về tài chính của chính phủ bao gồm nhu cầu dự trữ cao, yêu cầu tỷ lệ thanh khoản, trần lãi suất và những định hướng của chính phủ đối với hoạt động tín dụng.
Ở một số quốc gia, chính phủ đòi hỏi các ngân hàng đáp ứng tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao và sử dụng nguồn dự trữ đó như là một phương pháp để thu lợi. Do nguồn dự trữ không thể sinh lời, nhu cầu về dự trữ dẫn đến việc thực hiện chức năng như một khoản thuế không chính thức đối với các ngân hàng, đồng thời ngăn cản các ngân hàng này phân phối một phần danh mục đầu tư vào các khoản đầu tư và khoản cho vay sinh lời. Khi tỷ lệ dự trữ được yêu cầu tăng, độ rộng tỷ suất vay và cho vay cũng được tăng thêm để bù đắp lại khoản dự trữ không sinh lời, từ đó có thể giảm lượng quỹ có thể dùng được trên thị trường tài chính. Nếu yêu cầu dự trữ được kết hợp với trần lãi suất và những chỉ thị bảo hộ của chính phủ dành cho những người cho vay nhất định, thì những người gửi tiết kiệm – vốn không hiểu được chính sách về dự trữ bắt buộc – sẽ trở thành những người trả thuế chính vì họ phải đối mặt với việc giảm lãi suất trên chính khoản tiền tiết kiệm của mình.
Lạm phát có thể làm nặng thêm loại thuế này vì nó làm giảm lãi suất thực tế. Do đó, yêu cầu dự trữ cao tận dụng tối đa sức mạnh độc quyền của chính phủ để tạo ra doanh thu cùng với việc điều chỉnh yêu cầu dự trữ. Biến thể của chính sách này bao gồm tỷ lệ thanh khoản yêu cầu về tỷ lệ thanh khoản. Các ngân hàng được yêu cầu phải phân phối một phần trong các khoản tiền gửi để mua chứng khoán của chính phủ, thường thì những những khoản này đem lại khoản thu thấp hơn nếu so với việc dùng để đầu tư trên thị trường.
Chính phủ thường áp đặt mức trần lãi suất mà các ngân hàng áp dụng đối với khách hàng gửi tiền. Trần lãi suất thực hiện chức năng tương tự như hành động kiểm soát giá và vì thế cung cấp cho các ngân hàng những khoản economic rent. Giống như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, những khoản rent giúp sinh lợi cho những ngân hàng đương nhiệm và cung cấp nguồn thuế cho chính phủ do những người gửi tiết kiệm, người đi vay tiết kiệm hay những người sẽ đi vay đóng.
Những khoản “rent” sinh ra từ trần lãi suất sẽ làm giảm đi những khoản cho vay sẵn có trên thị trường – tỷ lệ lãi suất thực trên các khoản nợ và tiền gửi có thể thấp hoặc cao hơn, làm ảnh hưởng đến cả việc đầu tư và cho vay. Để đổi lại việc cho phép các ngân hàng gặt hái tiền “rent”, chính phủ thường yêu cầu các ngân hàng phải cho vay trợ cấp đối với những đối tượng nhất định để thực hiện các chính sách công nghiệp (hoặc đơn giản là đạt được các mục tiêu chính trị). Trần lãi suất trong giai đoạn lạm phát gia tăng ở một số quốc gia sẽ tác động tới những người gửi tiết kiệm vì lạm phát cao có thể gây ra lãi suất thực âm.
Kiềm chế tài chính cũng được thực hiện dưới dạng các chỉ thị của chính phủ đối với các ngân hàng trong việc phân phối tín dụng tại các mức lãi suất được hỗ trợ đối với một số công ty và ngành công nghiệp cụ thể, nhằm thực hiện chính sách công nghiệp. Việc bắt buộc các ngân hàng phân phối tín dụng đến các ngành kinh doanh được đánh giá là chính sách chiến lược quan trọng của chính phủ đảm bảo quá trình cung cấp nguồn vốn ổn định hơn so với phó mặc nó cho các quyết định của những những ngân hàng nửa vời hoặc thị trường chứng khoán hiệu quả. Ngoài ra, việc này cũng đem lại hiệu quả chi phí tốt hơn so với việc phải trải qua quy trình ngân sách công cộng. Những chỉ thị và chỉ dẫn của chính phủ thỉnh thoảng bao gồm những mệnh lệnh và hướng dẫn chi tiết, cặn kẽ về các vấn đề thuộc về quản trị của các tổ chức tài chính nhằm đảm bảo rằng hoạt động của doanh nghiệp đi đúng theo chính sách của ngành công nghiệp hoặc các chính sách khác của chính phủ. Ví dụ điển hình việc kiểm soát trực tiếp trên quy mô toàn quốc đối với các ngân hàng là quá trình quốc hữu hóa của các ngân hàng đã được tiến hành trong những năm 80 nhằm bảo đảm lượng tiền gửi của dân chúng.
Kiểm soát vốn là những giới hạn đối với dòng vốn chảy và và chảy ra và cũng là chính sách kiềm chế tài chính. Bên cạnh những công dụng của biện pháp này, việc kiểm soát vốn thường gây ra tốn kém chi phí. Do bản chất không cạnh tranh của mình mà các biện pháp kiểm soát vốn làm tăng chi phí vốn bằng cách tạo ra sự tự túc tài chính; giới hạn khả năng đa dạng hóa danh mục đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước; giúp các tổ chức tài chính hoạt động kém hiệu quả có thể sống sót.
Tác động của kiềm chế tài chính
Do kiềm chế tài chính dẫn đến việc phân phối kém hiệu quả ngồn vốn, làm tăng chi phí tài chính trung gian và tỷ lệ lãi từ tiết kiệm thấp, rõ ràng trên lý thuyết điều đó làm cản trở sự phát triển. Những phát hiện dựa trên kinh nghiệm về tính hiệu quả của việc xóa bỏ kiềm chế tài chính, ví dụ tự do hóa tài chính đã ủng hộ quan điểm này.
Những ảnh hưởng không tốt từ kiềm chế tài chính lên sự phát triển của nền kinh tế không hiển nhiên có nghĩa là những quốc gia nên lựa chọn chính sách phát triển thị trường tài chính tự do và loại bỏ tất cả nguyên tắc và sự kiểm soát đã tạo nên kiềm chế tài chính. Nhiều nước đang phát triển đã giải phóng thị trường tài chính trải qua những cuộc khủng hoảng một phần vì những cú sốc bên ngoài do tự do tài chính gây ra. Tự do tài chính có thể tạo ra bất ổn trong ngắn hạn và tăng trưởng trong dài hạn. Đồng thời, do thị trường không hoàn hảo và tính bất đối xứng của thông tin, việc xóa bỏ tất cả quy định tài chính công cộng có thể không tạo ra một môi trường tối ưu cho phát triển tài chính. Một biện pháp thay thế đối với việc giám sát tài chính có thể là một hệ thống các quy định mới nhằm đảm bảo cạnh tranh và những quy định cũng như việc giám sát cẩn trọng.