Mười lời khuyên làm sao để lựa chọn một người chỉ đạo kinh doanh

Những người lãnh đạo trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng có thể có lợi từ một người chỉ đạo tốt. Như một lực đẩy phía sau việc kinh doanh của bạn, bạn nên nghĩ đến một người chỉ đạo mà có thể giúp bạn sắp xếp hợp lý hoá các quá trình sản xuất của bạn, cải thiện các sáng kiến marketing của bạn, và góp phần vào sự tồn tại và thành công toàn diện của doanh nghiệp bạn.

Các nhà chỉ đạo kinh doanh, giống như các kiểu huấn luyện viên khác, thường chuyên môn hoá trong một lĩnh vực cụ thể; họ có thể tập trung vào phát triển nghề nghiệp hay họ có thể giải quyết việc kết hợp các văn hoá trong quá trình thu mua lại công ty. Tuy nhiên, nên thận trọng khi đưa ra quyết định của bạn; chỉ đạo kinh doanh là một ngành tự điều chỉnh.

Đây là 10 lời khuyên cho việc tìm kiếm một nhà chỉ đạo kinh doanh người sẽ hướng dẫn doanh nghiệp của bạn đi tới thành công:

1. Thăm dò các hiệp hội ngành nghề. Hiệp hội các nhà chỉ đạo kinh doanh toàn thế giới (WABC) là một trong số những hiệp hướng dẫn chuyên nghiệp đầu tiên mà duy nhất dành cho việc chỉ đạo kinh doanh. Tư cách hội viên là có chọn lựa và dựa trên những yêu cầu đủ tư cách và các tiêu chuẩn cao về đạo đức, tính chính trực và trách nhiệm chuyên môn.

2. Yêu cầu các nguồn đáng tin cậy giới thiệu. Khẩn khoản những sự giới thiệu từ những người cung cấp dịch vụ đáng tin cậy bao gồm luật sư, kế toán, người lập kế hoạch tài chính, giám đốc ngân hàng, người tư vấn nhân sự của bạn hay từ những người cung cấp kinh doanh khác.

3. Tập trung vào các nhu cầu của bản thân bạn. Các nhà chỉ đạo kinh doanh chuyên môn hoá trong một phạm vi rộng lớn các chủ đề: ví dụ tin tức tình báo mang tính tình cảm, sức chịu đựng sự hỗn loạn hay đảm báo khả năng sinh lợi của công ty. Xem xét cẩn thận những lĩnh vực mà bạn cần sự hướng dẫn nhất và tìm kiếm một nhà chỉ đạo thích hợp nhất cho các yêu cầu của bạn.

4. Phỏng vấn các ứng cử viên một cách kỹ lưỡng. Việc phỏng vấn thận trọng một vài nhà chỉ đạo kinh doanh sẽ tăng khả năng của bạn trong việc tìm kiếm đúng người phù hợp với mình. Quyết định này thì quan trọng như việc lựa chọn đúng luật sư và người tư vấn tài chính. Bạn muốn phải thận trọng và kiên trì.

5. Phác thảo một danh sách các câu hỏi phỏng vấn. Để tìm được một nhà chỉ đạo thích hợp cho doanh nghiệp của bạn, bạn sẽ muốn những câu trả lời chi tiết cho các câu hỏi cụ thể. Các câu hỏi mà bạn có thể muốn hỏi bao gồm: kiến thức cơ bản trong kinh doanh của bạn là gì? Kinh nghiệm của bạn trong việc hướng dẫn những người chủ sử hữu doanh nghiệp là gì? Bạn có được những thành tích gì trong việc hướng dẫn hoặc trong các lĩnh vực khác có liên quan? Kiểu chỉ đạo hướng dẫn cá nhân của bạn là gì? Với loại (các loại) khách hàng nào thì bạn làm việc tốt nhất? Vấn đề kinh doanh nào mà bạn có đủ trình độ chuyên môn nhất?

6. Giải thích tình trạng chuyên môn của bạn và yêu cầu thông tin phản hồi. Khi phỏng vấn những nhà chỉ đạo kinh doanh tiềm năng, không nên e ngại trong việc tìm kiếm ý kiến phản hồi sớm từ những vấn đề kinh doanh cá nhân của bạn. Hỏi nhà chỉ đạo tương lai cách mà anh ta hoặc cô ta đã giúp đỡ người khác trong quá khứ với các vấn đề hoặc những thách thức mà bạn phải đối mặt.

7. So sánh các cách làm việc. Giống như một nhà trị liệu hoặc huấn luyện viên cá nhân, mỗi nhà chỉ đạo kinh doanh có một cách cụ thể để tiến hành chỉ đạo các buổi họp. Họ có thường tiến hành các buổi họp bằng cách gặp mặt trực tiếp, bằng điện thoại hay qua e-mail không? Mất bao lâu và bao nhiêu họ sẽ tính phí cho một cuộc gặp mặt? Và có thể quan trọng nhất, bằng cách nào họ sẽ đưa lại thông tin phản hồi cho bạn? Đảm bảo rằng cách chỉ đạo của họ phù hợp với các nhu cầu của bạn.

8. Tìm kiếm những sự giới thiệu. Hỏi những ứng cử viên tiềm năng một danh sách những người giới thiệu và liên lạc với họ. Điều này là quan trọng để quyết định liệu người chỉ đạo kinh doanh tương lai của bạn có thoả mãn các khách hàng.

9. Thực hiện với sự quyết tâm của bạn. Các mối quan hệ bền chặt được xây dựng dựa trên sự tin tưởng, sự an toàn, sự trung thực, sự ủng hộ và thông tin quản hồi có chất lượng; mối quan hệ mà bạn hình thành với nhà chỉ đạo kinh doanh của bạn không hề có sự khác biệt. Sau buổi phỏng vấn của bạn, suy nghĩ về việc bạn cảm thấy như thế nào và bạn nghĩ gì về nhà chỉ đạo tương lai của bạn. Liệu bạn có nghĩ rằng bạn có thể tin tưởng họ? Liệu bạn có thể để cho sự cảnh giác của bạn thấp đủ để thực sự thành thật và trung thực với người này không? Liệu quyết tâm của bạn có nói với bạn rằng đó đúng là người phù hợp hay tiếp tục tìm kiếm không?

10. Hiểu rõ những vai trò chung của bạn. Một nhà chỉ đạo kinh doanh có hiệu quả sẽ giúp bạn xây dựng các khả năng và nguồn lực của bản thân bạn để đối phó lại những thách thức về khả năng lãnh đạo và quản lý của bạn một cách tỉnh táo hơn, có kỹ năng hơn và thích hợp hơn. Anh ta hoặc cô ta sau đó sẽ hướng dẫn bạn thực hiện các quyết định của bạn với sự chính xác. Sự giúp đỡ và hỗ trợ này được thể hiện như thế nào? Bạn sẽ phản ứng lại với sự giúp đỡ này như thế nào?

Leave a Reply